→ Cấu tạo IGBT
IGBT có cấu trúc bán dẫn giống với thiết bị Mosfet. Tuy nhiên điểm khác biệt này là có thêm lớp p được nối với colecto để tạo nên cấu trúc bán dẫn p-n-p (giữa emito với colecto).
Về cấu tạo thì có thể xem phụ kiện IGBT giống như một loại transitor p-n-p. Dành cho anh em nào chưa hiểu về transistor thì xem tại đây nha.
Bên cạnh đó, dưới tác dụng của điện áp điều khiển từ Uge sẽ >0 kênh dẫn với các hạt có chức năng mang điện. Các hạt này là các điện tử được hình thành giống với cấu trúc Mosfet của các điện tử di chuyển về hướng của colecto.
→ IGBT khác gì với Thyristor?
Để so sánh về hai loại IGBT và Thysistor ta có thể thấy IGBT trội hơn với thiết kế van có công suất mạnh, cơ chế đóng cắt tốc độ nhanh chóng bằng cách đặt lên phần điện áp điều khiển 2 cực G và E.
Hiện nay IGBT được sử dụng rộng rãi ở các mạch biến tần và những bộ xăm bung áp hoạt động 1 chiều. Anh em cũng có thể tìm thấy Driver của IGBT ở Việt Nam, tuy nhiên hiện nay phụ kiện này được phân phối trên thị trường với mức giá khá cao.
IGBT có công dụng như thế nào?
Ngày nay IGBT được ứng dụng phổ biến trong các mạch đóng cắt nhanh, hoạt động với điện áp cao tần và công suất lớn như: Servo, máy hàn, lò tôi cao tần, biến tần…
→ IGBT có tốt không?
⇒ Ưu điểm
- Có mức tải dòng lớn, xấp xie 1KA. Có thể dễ dàng điều khiển bằng áp với sụt áp bé
- Cho phép hoạt động đóng mở dễ dàng hơn
- Chức năng điều khiển nhanh chóng
- Linh kiện hoạt động với mức chịu áp lớn, thường sẽ dao động trong khoảng 600V – 1.5kv
⇒ Nhược điểm
- Bên cạnh đó thì loại linh kiện này có mức tần số thấp hơn so với MOS, vì thế khi sử dụng để hoạt động ở các tần số cao áp 400V thì MOS sẽ được ưu tiên sử dụng.
- Có công suất ở mức vừa và nhỏ
- Nhược điểm lớn nhất của IGBT là có mức giá thành cao hơn so với các loại linh kiện thông thường như MOSFET.
⏭️ Mời anh em đọc thêm về Moset là gì trong bài này.
Cách kiểm tra IGBT sống hay chết?
Để điểm tra linh kiện IGBT sống hay chết thì người thực hiện cần phải có kinh nghiệm về điện tử, anh em có thể tham khảo thêm các thông tin bên dưới để thực hiện và đo IGBT hiệu quả.
→ Cần lưu ý, đảm bảo gì khi đo IGBT?
Trước khi tiến hành đo đạc và tháo ra khỏi thiết bị thì tốt nhất bạn nên đo qua linh kiện IGBT. Để đảm bảo an toàn cho người thực hiện hay thiết bị thì tuyệt đối bạn không nên để điện áp chân Gate và Emittor ở mức lớn hơn điện áp danh định.
Trong trường hợp chân của Gate đang hở thì bạn phải kiểm tra nguồn điện ở mức điện áp nhỏ hơn 20V.
Để thực hiện công đoạn đo đạc bạn nên chuẩn bị trước đồng hồ vạn năng có tích hợp chế độ kiểm tra diode có nguồn điện áp 9V.
→ Cách đo IGBT chuẩn với 4 bước
- Tháo IGBT ra khỏi thiết bị bạn đang sử dụng
- Nối tắt hai chân Gate và Emittor, cấp điện khoảng 12V
- Đồng hồ vạn năng để ở chế độ diode, để cực dương với chân Emittor và cực âm với chân Collector. Kiểm tra kim của đồng hồ vạn năng chỉ cùng điện áp trên diode của IGBT hay chưa?
- Tiến hành nối ngược lại bước 3 và kiểm tra lại đồng hồ, nếu kim đồng hồ chỉ hở mạch hoặc đang ở mức trạng thái điện trở lớn là hoàn tất.
Nếu kiểm tra IGBT biến tần hoặc xảy ra tình trạng hở mạch 2 chiều hay có điện trở 2 chiều thì IGBT đã bị hư hỏng. Còn trong trường hợp IGBT biến tần hoạt động bình thường thì tức là điện trở của cả 2 chân Emittor và gate hiển thị trên đồng hồ vạn năng đều lớn.