Đồng hồ nhiệt độ chân sau mặt tròn inox
Chúng tôi luôn cung cấp sỉ tất cả các thiết bị dùng trong công nghiệp, nông nghiệp, dân dụng.
Download catalog: Download
Chất liệu:Mặt inox 304 hoặc thép mạ crom
Chiều dài can nhiệt:100mm, 150mm, 200mm, 300mm…
Mặt đồng hồ:D50, D65, D75, D100, D150
Chân ren:3/8″, 1/2″, 4/4″ NPT Cấp chính xác:±1.0 %
Xuất xứ:Hàn Quốc
Đây là mẫu đồng hồ đo nhiệt độ có ty và thanh nhiệt tính(bộ phận can nhiệt) nằm phía sau mặt hiển thị của đồng hồ; hay nói chính xác là nằm vuông góc với mặt phẳng của mặt đồng hồ. Tại thị trường Việt Nam, mẫu đồng hồ đo nhiệt độ chân sau hay nhiệt kế nói chung đa phần sử dụng đơn vị đo Celsius(ºC). Dải đo của mẫu sản phẩm rất đa dạng ví dụ từ 0 – 50ºC, 0 – 100ºC, 0 – 250ºC,…
Chi tiết thông số kỹ thuật đồng hồ nhiệt độ chân sau
- Chất liệu vỏ đồng hồ: inox 304 hoặc thép mạ crom
- Chất liệu thanh nhiệt tính: inox 316
- Mặt kính bảo vệ: kính cường lực
- Tùy chọn thêm: có dầu hoặc không có dầu
- Chiều dài thanh nhiệt tính: 100mm, 150mm, 200mm, 300mm…
- Dải đo nhiệt độ: -50 ~50, 100 ˚C; -30 ~50, 100, 120˚C,… 0~ 50, 100, 150, 200,.. 600, 700 ˚C
- Đường kính mặt đồng hồ: D50, D65, D75, D100, D150
- Kích thước chân ren: 3/8″, 1/2″, 4/4″ NPT
- Cấp chính xác: ±1.0 %
- Hãng sản xuất: WISE, WIKA
- Xuất xứ: Hàn Quốc, Đức
Cấu tạo đồng hồ đo nhiệt độ chân sau
Đồng hồ đo nhiệt độ chân sau có cấu tạo khá đơn giản với 2 bộ phận chính là mặt hiển thị và chân đo.
Mặt hiển thị
Đây là bộ phận quan trọng của đồng hồ giúp hiển thị các giá trị nhiệt độ của môi chất mà chúng ta đo được. Mặt đồng hồ đã sử dụng chất liệu inox nhằm chống oxy hóa, chống ăn mòn từ các tác động bên ngoài. Tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng cùng khoảng cách quan sát để chọn được kích thước mặt hiển thị phù hợp.
Phần lớp kính được thiết kế kín với khả năng chống nước đạt chuẩn IP67. Từ đó hạn chế tình trạng hơi nước ngưng tụ bên trong mặt và môi trường hoạt động là môi trường chân không.
Chân đo
Tùy thuộc vào từng điều kiện đo, khoảng cách tới dòng lưu chất để chọn chân nhiệt dài hoặc ngắn cho thích hợp. Chiều dài sản phẩm thường dùng là: 100mm, 150mm, 300mm, 500mm hoặc có thể dài tới 1m, 2m,…
Chân nhiệt độ được làm từ chất dẫn nhiệt tốt hay từ chất liệu riêng biệt nhằm chịu nhiệt độ tốt. Qua đó cũng hạn chế việc gây hư hỏng và tan chảy.
Hình ảnh thực tế đồng hồ nhiệt độ chân sau tại TCP
Đồng hồ đo nhiệt độ chân sau Wise
Đồng hồ nhiệt độ 3 kim chân sau có vành Wise
Đồng hồ nhiệt độ chân sau có dầu Wise
Xem thêm: | dong-ho-do-nhiet-do-chan-dung-wise-wika-742, dong-ho-do-nhiet-do-chan-sau-chinh-hang-wise-yamaki-wika-deawon-743
Ưu điểm nổi bật của đồng hồ đo nhiệt độ chân sau
So với các dòng đồng hồ đo nhiệt độ khác có cùng phân khúc khách hàng, sản phẩm này sở hữu một vài ưu điểm nổi bật mà những loại khác không có như:
- Phần thiết kế chân say được dùng để lắp nhanh chóng, gọn gàng. Đồng thời, thiết bị cũng có kiểu kết nối ren nên quá trình lắp đặt, sửa chữa cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn.
- Khi làm việc, mặt hiển thị sẽ ngửa lên trên cao. Vì thế giúp cho việc quan sát và theo dõi hay điều tiết nhiệt độ cũng dễ hơn. Cùng với đó, nó cũng có thể lắp đặt được ở trên cao hoặc dưới đường ngầm mà vẫn giúp việc theo dõi được thuận tiện hơn.
- Dải đo nhiệt độ cũng rất đa dạng và phon phú với nhiều mức nhiệt khác nhau. Từ đó, người sử dụng cũng có nhiều sự lựa chọn hơn.
- Độ chính xác của đồng hồ cao tới ±1.0 % với sai số cực kỳ thấp.
- Phần thân đồng hồ đã sử dụng chất liệu inox 304, 316 bao phủ toàn thân, nên có thể làm việc trong nhiều môi trường đa dạng khác nhau.
Cách lắp đặt đồng hồ đo nhiệt độ chân sau
Để lắp đặt đồng hồ đo nhiệt độ chân sau vào vị trí cần lắp đặt của hệ thống có rất nhiều cách khác nhau. Tuy nhiên, điều quan trọng cần lưu ý đó là làm sao mặt đồng hồ hiển thị ở vị trí dễ quan sát theo dõi nhất. Đồng thời, nếu bộ phận can nhiệt của đồng hồ lắp thanh nhiệt tính dài; thì lưu chất phải ngập tối thiểu 2/3 chiều dài thanh nhiệt tính để có kết quả đo chính xác nhất. Các bước để lắp đặt đồng hồ nhiệt độ chân sau bao gồm:
Lắp đặt đồng hồ đo nhiệt độ chân sau
- Bước 1: chuẩn bị đồng hồ và vật tư để lắp đặt.
- Bước 2: xác định vị trí cần lắp đặt và chuẩn bị hạ tầng lắp đặt. Bước này tùy thuộc vào vị trí để chuẩn bị sao cho khi lắp đặt, mặt đồng hồ hướng ra dễ quan sát theo dõi nhất. Mặt đồng hồ có thể song song với mặt đất(đường ống thấp) hoặc thiết kế hường ra (mặt phẳng của mặt đồng hồ vuông góc với mặt đất) với đường ống cao. Người ta thường hàn thêm măng xông 1 đầu ren trong vào đường ống để lắp đặt đồng hồ.
- Bước 3: Lắp đồng hồ vào vị trí đã xác định. Chúng ta nên quấn thêm băng keo non vào chân ren của đồng hồ và vặn chặt ren ở mức vừa phải.
- Bước 4: vận hành và kiểm tra xem có bị rò rỉ lưu chất tại vị trí lắp đồng hồ hay không? Đồng hồ có vận hành hay không?
Hỗ trợ tư vấn kỹ thuật,khắc phục sự cố & Báo giá thiết bị vui lòng gọi:
· Hotline : 0902148509
· Email: tancuongphatautomation@gmail.com